3. XI MĂNG POLYMER VÔ CƠ
3.1 CƠ CHẾ POLYMER VÔ CƠ
3.1.1. Polymer hóa vô cơ trực tiếp.
Từ trước 5000 năm, người ta gọi thủy tinh, pha lê là một chất rắn trong suốt mà con người chế tạo được. Vào thế kỷ 19 khi kính hiển vi phân cực ra đời, soi thủy tinh lên kính, nó là vật thể không kết tinh, gọi là vô định hình. Mãi đến khi có kính hiển vi điện tử rọi lớn trên 10000 lần, mới thấy thủy tinh là sự bện chặt của những sợi dây mà sau đó được xác định là polymer vô cơ. Vậy, nhờ nung nóng, cát trở thành thủy tinh, cứng, trong và là một polymer vô cơ cao nhiệt ( 1200 độ C – 1400 độ C).
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các nhà khoa học Mỹ biến bột lưu huỳnh (S) thành sợi nhờ nung nóng nó ở 1400C, thay vì ở 14000C như thủy tinh. Đây là lần đầu tiên con người tạo polymer vô cơ ở nhiệt độ thường. Sau này, cuối thập kỷ 90, nhà khoa học Plattfort tạo được các hạt nam châm tí hon bằng cách trộn cao lanh với sođa. Chúng hít mạnh với nhau và biến cao lanh thành đá. Đó là một pôlime trực tiếp. Rồi còn nhiều phát minh nữa ở dạng như vậy, khiến cho vật liệu xây dựng trở nên dồi dào hơn, và nhất là rẻ hơn. Đó là cốt lỏi của cuộc cách mạng hóa học ở thế kỷ 21 : khoa hóa học của các chất nano.
3.1.2. Polymer hóa vô cơ gián tiếp.
Trong thập niên 50 của thế kỷ 20, các nhà khoa học lập lại sự kết cứng của vôi tôi với đất sét. Họ nhận thấy rằng dưới kính hiển vi điện tử, đất sét hóa đá nhờ bên trong đất sét hiện ra những sợi cực mãnh, đan bện nhau, mà họ gọi là entolime. Về sau, vào thế kỷ 21, ta mới nhận ra đó là những sợi polymer đất sét –vôi -đất sét-vôi dài độ 10000 lần phân tử đất sét. Sự hóa cứng là một sự pôlime hóa vô cơ ở nhiệt độ thường. Nó xãy ra trong suốt 300 ngày nhào trộn và chỉ xuất hiện pôlime đầu tiên khi sét bị đẩy đi hết nước tẩm bên trong. Nó chấm dứt với sét khô gỏ bon bon như ngói và không hề hóa nhão trong nước nữa. Vậy sự pôlime hóa của đất sét ngược lại với sự kết tinh hóa cùa ximăng CPA là : pôlime hóa đẩy nước đi ra ngoài, còn sự kết tinh hoá hút nước vào làm nước kết tinh bên trong.
Vậy đẩy nước tẩm xảy ra làm sao? Giữa hạt sét và hạt vôi, có hai màng mỏng nước dày 0,2 micromet. Khi màng mỏng nước này bị vứt đi, hạt đất sét và hạt vôi vốn là từ tính âm (đất) và từ tính dương (vôi), kết dính lại nhau thêm 30% sức mạnh nữa, làm thành pôlime (entroline).
Muốn đẩy nước tẩm đi khỏi hạt bé, cần có lực nén (cao chừng nào tốt chừng ấy) và có việc phơi khô hay sấy
3.1.3 Ưu nhược điểm của polymer vô cơ:
3.1.3.1. Ưu điểm của polymer vô cơ
Tại sao thế giới phát minh ra polymer vô cơ và không nung? Vì đó là vật liệu dồi dào, không va chạm với môi trường. Đồng thời đó là công nghệ nano giữa các hạt bé có từ tính hút nhau, không có lực nào khác. Sau nữa là vật liệu lấy tại chỗ, giảm giá thành chuyên chở. Vật bé có từ tính âm như đất sét và chất pôzôlan hiện nay là hai vật liệu dồi dào nhất, đâu cũng có; còn vật liệu có từ tính dương, như vôi, ôxyt sắt, manhê cũng rất phong phú và dễ tìm, trong đó vôi là vật liệu rẻ nhất.
Hạ giá thành cũng là một ưu điểm đáng kể, khi đất và nước tại chỗ giàu hữu cơ, giàu phèn, giàu mặn, đều dùng được nhờ 3 yếu tố trộn, nén, phơi hoàn tất được. Nhưng hạ giá thành không được kéo theo hạ chất lượng. Đối với nền hạ đường bộ, điều này đã được làm nên các nước tiên tiến. Trên nền hạ bằng đất tại chỗ, lên một lòng đường bằng dầu hắc hay nhũ tương. Đối với vật liệu xây dựng, việc này từng bước tạo sản phẩm mới như gạch không nung, ngói không nung, trụ không nung, có giá thành thấp hơn giá cổ điển đến 50%.
Bền chặt với thời gian, trơ với thời tiết khắc nghiệt, chịu được nhiệt độ hơn 1000 độ C, không tan rã trong môi trường mặn, axid,... Đó là những ưu điển nổi bật của xi măng polymer vô cơ. Những tính chất này hiếm khi cùng tồn tại trong một loại chất kết dính nào hiễn có trên thị trường.
3.1.3.1. Nhược điểm của polymer vô cơ
Đối với một số nguyên liệu, quá trình đóng rắn của polymer vô cơ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ càng cao càng thuận lợi cho sự polymer hóa. khó thi công trong điều kiện thời tiết xấu.
|