Tin tức
MỘT GIẢI PHÁP CHO VIỆC TRÙNG TU NHỮNG THÁP CHĂM

MỘT GIẢI PHÁP CHO VIỆC TRÙNG TU NHỮNG THÁP CHĂM
   
1-     Tháp chăm là sản phẩm của quá trình pôlime hoá vô cơ.          

                   Tháp Chăm là 1 sản phẩm lao động do đúc kết từ kinh nghiệm của những tiền nhân, nhưng phương pháp xây dựng bị thất truyền.            

                    Khoa học hiện đại đã lấy hiện tại làm chìa khoá để mở bức màn bí mật của quá khứ. Các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đã chứng minh được rằng: có sự pôlime hoá của đất sét. Cơ bản đó là các aluminosilicat tự chúng dần dần biến thành những nam chân hai cực (-) và (+) với kích cở nano có thể hút lấy nhau nhờ sự nén dẽ và năng lượng từ vũ trụ. Sự pôlime hoá này xảy ra một cách từ từ mà vững chắc.            

                   Tháp Chăm là một sảm phẩm của sự pôlime hoá từ đất sét. Một cách vô tình theo kinh nghiệm, có thể các tiền nhân đã xây dựng tháp theo một phương pháp thô sơ (vì khoa học kỹ thuật bấy giờ chưa phát triển). Những di tích còn lại chứng tỏ một sự bền bỉ của thứ pôlime vô cơ này.  

2-     Khả năng của khoa học hiện đại.            

                   Chúng ta có nhiệm vụ phục hồi lại những sự tàn phá của thời gian: Trùng tu lại những ngôi tháp bị hư hỏng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để không phân biệt được cái mới và cái cũ? Hãy nhìn lại những di tích, bản chất của chúng là những thỏi gạch bằng đất sét. Những thỏi gạch này được gắn kết với nhau cũng bằng đất sét. Vậy cái gì làm cho đất sét gắn kết?            

                 Với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, Mỹ và các nước Châu Âu đã tổng hợp được những composit vô cơ từ những pôlime vô cơ có tính chịu lực và chịu sự gay gắt của thời khí. Cụ thể với đất đá tại chỗ, họ có thể làm một đường băng cho máy bay dân dụng cất cánh một cách an toàn. Họ có thể hoá đá từ những khoáng sét bình thường mà không cần nung qua lửa. Vậy Việt Nam có làm được hay không?         

                  Cùng với những công trình hoá đá của những giáo sư nổi tiếng trên thế giới như Plattfort (Bỉ), Davidovits (Pháp), Wallah và Rangan (Australia) GS. Trần Kim Thạch (trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM) cũng đã thành công trong công trình hoá đá của mình. Ông khám phá ra một thứ pôlime có các tinh thể khác nhau và nối kết nhau. Cũng như Plattfort, pôlime này dùng từ lực sẵn có, vật liệu âm (-) kết nối với vật liệu dương (+) và nhờ từ lực gắn kết nhau ở cấp nano (cực mạnh) theo công thức cơ bản là:   P = f(M+m)tnp   Trong đó P là sự pôlime hoá, M là vật liệu (-) và m là vật liệu (+), còn t là trộn, n là nén và p là phơi.  

3-     Giải pháp trùng tu những tháp chăm.            

                 Chúng ta có thể trùng tu lại những tháp Chăm đã bị hư hỏng với chất lượng có thể tốt hơn ban đầu bằng công nghệ pôlime vô cơ từ đất sét tại chỗ theo nguyên lý pôlime hoá của GS. Trần Kim Thạch và của các nhà khoa học trong lĩnh vực này.            

                 Ximăng từ đất sét gồm 2 thành phần: phần bột làm từ đất sét xay mịn, phần nước là phụ gia pha sẵn. Khi sử dụng chỉ cần trộn đều 2 thứ vào nhau, thêm nước và thi công như ximăng thông thường. Gía thành 1kg ximăng đất thay đổi từ 800 – 1600 đồng. Ximăng cứng rắn, tạo thành một loại bê tông đất sét không nung có Mac > 20 Mpa – Quá cứng đủ để xây một công trình lớn. Với công nghệ này chắc chắn chúng ta có thể trùng tu những tháp Chăm bị hư hỏng trở lại một dáng vẻ hoàn hảo như xưa, vì lấy nó xây dựng lại chính nó, không sử dụng xi măng hay những chất kết dính hữu cơ thông thường. Vì tuổi thọ của ximăng portland không trường tồn với thời gian.            

                                                                                          
      PHẠM TUẤN NHI                    

Các tin liên quan:

SỰ HOÁ ĐÁ TRẦM TÍCH TRONG THIÊN NHIÊN
Ý NGHĨA CỦA SỰ HOÁ ĐÁ NHÂN TẠO BẰNG CÔNG NGHỆ ĐẤT HÓA ĐÁ
MỘT CÔNG NGHỆ HỮU ÍCH CHO NÔNG THÔN: ĐẤT HOÁ ĐÁ
NÓI VỀ XIMĂNG KẾT TINH (XIMĂNG TRUYỀN THỐNG) VÀ XI MĂNG POLYMER VÔ CƠ